Đậu đũa xanh hạt nâu

25,000 đ/túi
(Giá đã bao gồm VAT )

Đậu đũa xanh hạt nâu sinh trưởng và phát triển khỏe, dạng cây bụi, hạt nâu xám.

Số lượng:

Đậu đũa xanh hạt nâu sinh trưởng và phát triển khỏe, dạng cây bụi, hạt nâu xám. Quả xanh dài 60-70 cm, năng xuất cao, chất lượng tốt.

THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG

Mã hạt giống
 HG-SV-316
Khối lượng / số hạt  15 gr
Tỷ lệ nảy mầm  > 90%
Thời vụ trồng  Quanh năm
Thời gian thu hoạch  50 - 55 ngày 
Xuất xứ  Việt Nam 
Chủng loại hạt  Hạt giống rau quả

ĐẶC ĐIỂM

- Đậu đũa sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo và bắt đầu cho thu hoạch trái tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu hái, cây ra hoa, kết trái kéo dài 1.5 - 2 tháng và cây tàn 3 - 4 tháng sau khi trồng.

- Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35oC và nhiệt độ ban đêm không dưới 15oC. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rỏ rệt nhưng thiên về cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ở cao độ cao > 700 m sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là vào mùa có thời tiết lạnh.

- Đậu đũa chịu hạn giỏi đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ cao. Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8 mm/ngày. Trồng trong mùa nắng có tưới đậu mọc tốt như trong mùa mưa. Đậu trồng được trên mọi loại đất , thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH từ 5,5 - 6.

CHẾ BIẾN ĐẬU ĐŨA

Quả đậu đũa tươi (chưa chín) là một nguồn cung cấp protein, vitamin A, thiamin, riboflavin, sắt, phốt pho và kali, và một nguồn rất tốt cung cấp vitamin C, folate, magie, và mangan đáng kể nên sử dụng đậu đũa thường xuyên trong các bữa ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

- Đậu đủa luộc: Là món ăn đơn giản và phổ biến. Đậu đủa luộc được chấm với nước tương, nước mắm tỏi ớt, nước thịt…để ăn với cơm.

- Đậu đũa xào: Là món ăn phong phú hơn, có thể xào riêng hay xào chung với nhiều loại rau, quả, củ khác hay với nấm, giá đậu xanh, đậu hũ, thịt, hải sản…

- Đậu đũa nấu canh: Đậu đũa đôi khi cũng dùng để nấu canh rau, canh chua, nấu súp, nấu lẫu

- Đậu đũa muối dưa: Quả đậu đũa luộc có thể dùng để muối dưa chua, món này ít phổ biến, nhưng là món ăn ngon và bổ.

SƠ LƯỢC CÁCH TRỒNG ĐẬU ĐŨA

Giống

- Đậu leo: có rất nhiều giống như giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và hạt trắng đen. Thân sinh trưởng vô hạn, canh tác phải làm giàn, trái dài 40 - 70 cm tùy giống, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen). Các giống còn phân biệt bởi sắc tố đỏ tím ở đuôi trái. Năng suất, phẩm chất trái, khả năng thích nghi điều hiện thời tiết của các giống rất cũng khác nhau. Giống hạt trắng cho trái thịt dầy, ăn ngon, năng suất cao và thường trồng trong mùa nắng. Giống hạt đỏ và hạt đen cho trái thịt mỏng, ăn giòn, thích hợp canh tác trong mùa mưa. Đậu leo cho năng suất từ 18 -25 tấn/ha.

- Đậu lùn: cây cao 50 - 70 cm, trái ngắn 30 - 35 cm, thịt trái chắc, ăn ngon, sai trái, thu hoạch tập trung. Đậu lùn thu ít lứa, thời gian sinh trưởng ngắn 70 - 75 ngày, năng suất thấp hơn đậu leo.

Thời vụ

Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. Vụ Đông Xuân gieo tháng 11 - 12 dl, vụ Xuân Hè gieo tháng 2 - 3 dl, vụ Hè Thu gieo tháng 5 - 6 dl và vụ Thu Đông gieo tháng 8 - 9 dl.

Cách trồng

- Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và phơi ải 7 - 10 ngày. Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 - 20 cm.
- Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 1.2 x 0.40 m, mỗi lỗ để 2 cây.
- Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 50 x 30 cm, mỗi lổ để 2 cây.
- Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái. Mùa nắng nên gieo dầy để thu được năng suất cao.
- Khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo.
- Lượng giống gieo 18 - 20 kg hạt /ha (đậu leo) và 30 - 40 kg hạt (dạng lùn).

Bón phân

- Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu cove nên thường bón lượng phân cao hơn. Công thức phân thường dùng cho đậu đũa là:

N: 180 - 250 kg/ha

P2 O5: 150 - 200 kg/ha

K2O : 80 - 120 kg /ha

- Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 : 1 tấn phân 16-16-8, 100 - 150 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl hoặc 400 - 450 kg Urê, 800 - 1.000 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.
- Sau đây là một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha

Loại phân Tổng số Bón lót Tưới thúc Bón thúc 2 lần Bón nuôi trái
Vôi (tấn) 1 1      
Phân chuồng (tấn) 20 20      
16-16-8 (kg) 1.000 300   400 300
Urê (kg) 100       100
DAP (kg) 50   50    
KCl (kg) 50       50

- Bón thúc lần 1: làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bón phân NPK rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc.
- Bón thúc lần 2: làm cỏ và đánh rảnh bên phía đối diện, bón phân NPK và vun mép còn lại.
- Trong thời gian thu hoạch trái tươi, tưới dậm phân đạm và kali 10 ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.
- Các khâu chăm sóc khác thực hiện như canh tác đậu cove.

Thu hoạch

- Đậu lùn cho thu hoạch 40 - 45 ngày và đậu leo cho thu hoạch 45 - 50 ngày sau khi gieo. Năng suất lứa đầu rất thấp, khoảng 150 - 200 kg/ha. Lứa thứ 4 - 5 thu rộ, cách ngày thu 1 lần, mỗi lần thu khoảng 1 -1.5 tấn/ha. Đậu cho thu hoạch kéo dài 30 - 40 ngày với 12 -15 lứa. Khi thu dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.

- Năng suất các giống đậu đũa leo cải thiện từ 25 - 35 tấn/ha.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: