Tía tô 78

20,000 đ/túi
(Giá đã bao gồm VAT )

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô. Tía tô có dạng thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng, thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn, hoa trắng hay tím.

Số lượng:
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô. Tía tô có dạng thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng, thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn, hoa trắng hay tím.
Rau Tía tô vị cay, mùi thơm tía tố có 2 loại: Tía tô mép lá phẳng: màu tía nhạt, ít thơm. Tía tô mép lá quăn: màu tía sẫm, mùi thơm mạnh, tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.
Cây Tía tô được dùng như một loại rau thơm dùng cho các món ăn trở nên ngon miệng, như các món cháo, bún đậu mắm tôm, đậu hũ chiên,… Ngoài ra  thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P.
Với cách trồng cây đơn giản, mọi người có thể dễ dàng tự trồng tại nhà trong các chậu hay thùng xốp đễ cung cấp cho gia đình một loại cây gia vị cũng như cây thuốc quý.

THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG

Mã hạt giống  HGR-47
Khối lượng / số hạt  
Thời vụ trồng  
Thời gian thu hoạch  
Xuất xứ  
Chủng loại hạt  Hạt Giống Rau

MỘ CÁCH SỬ DỤNG TÍA TÔ LÀM ĐỂ CHỮA BỆNH

Chữa cảm lạnh

Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.   Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.

Chữa đau bụng, đầy chướng

Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
 
hat_giong_rau_tia_to_4

Chữa ăn phải cua độc

Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

Chữa ho, tức thở

Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.   Cá lá, cành, hạt tía tô đều có khả năng chữa bệnh

Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy

Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Chữa cảm lạnh

Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm. Cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.

Chữa đau bụng, đầy chướng

Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
 
 

SƠ LƯỢC CÁCH TRỒNG RAU TÍA TÔ

Đất trồng

Do bạn trồng trong chậu nên để đấy chậu cách mặt đất 2 phần để thóat nước tốt. Để quá trình chăm sóc được dễ dàng các bạn nên chọn đất sạch, đất dinh dưỡng Fusa để cây không bị sâu bệnh và không phải bổ sung thêm phân bón.

Cách gieo trồng

Với Phương pháp gieo hạt, gieo hạt vào chậu đất đã được san phẳng, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm. Sau Đó phủ xơ dừa lên (hoặc phủ 1 lớp mỏng đất Fusa cũng được). Khi hạt nẩy mầm phải giở xơ dừa ra để cây mọc cứng. Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) ta tiến hành tỉa cây. 

Bón phân

Bón lót: 1 tấn phân chuồng + 10 kg super lân. Bón thúc: 10 NST (ngày sau trồng): Hoà phân urê với nồng độ 20g/10 lít nước, kết hợp với bánh dầu, phân chuồng. 10 ngày tưới/lần.

Chăm sóc

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng. Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất.

Thu hoạch

Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 - 20 ngày thu 1 lần.  Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân như trên. Khoảng 2 đợt bón bổ sung bánh dầu, phân chuồng + 4 kg urê.
popup

Số lượng:

Tổng tiền: